Sản phẩm ngừa mụn & chăm sóc da mụn

5 thói quen xấu khiến cách phòng và điều trị mụn bọc không hiệu quả

khi bi mun can su dung nhung san pham tri mun acnes de tri mun hieu qua va an toan. not mun do tren da khong chi lam maat tham my ma con gay dau nhuc

Mụn bọc là kẻ thù số 1 của làn da. Đây là loại mụn cứng đầu và khó chữa bậc nhất. dù đã tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây mụn nhưng việc ngừa và trị mụn bọc có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào các thói quen hàng ngày của bạn. Hãy tránh xa 5 thói quen xấu sau, đây là lý do khiến bạn áp dụng nhiều cách phòng và điều trị mụn bọc khác nhau nhưng vẫn không hiệu quả.

Mụn bọc là gì?

Bác sĩ Trần Ngọc Ánh – Bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh định nghĩa mụn bọc như sau: “Mụn bọc là những nốt mụn lớn, có màu đỏ, cứng và đau. Đây là một dạng mụn trứng cá viêm. Mụn bọc không chỉ xuất hiện ở tuổi dậy thì mà còn xuất hiện nhiều khi trưởng thành (trên 25 tuổi). Mụn bọc có nhiều hơn ở da dầu và hỗn hợp thiên dầu. Mụn bọc tập trung nhiều nhất ở vùng trán, 2 bên gò má, mũi và cằm…Việc ngăn ngừa và điều trị mụn bọc đặc biệt là mụn bọc ở tuổi trưởng thành đòi hỏi sự kiên trì, đầu tư thời gian và công sức.

mun trung ca sung viem tren tran co the do toc mai lam bi tac mo hoi va ba nhon

Mụn bọc là loại mụn trứng cá viêm gây đau nhức

Nguyên nhân gây mụn bọc là gì?

Để có cách phòng ngừa và điều trị mụn bọc hiệu quả bạn cần biết những nguyên nhân gây mụn. Có các nguyên nhân gây mụn bọc phổ biến như:

Sự thay đổi nội tiết tố

Trước hay sau kỳ kinh nguyệt, chị em thường xuất hiện mụn bọc ở cằm và quai hàm. Đây là hiện tượng bình thường bởi thời kỳ này hormone trong cơ thể thay đổi kích thích mụn. Nếu mụn bọc xuất hiện thường xuyên ở cằm, đây lại là dấu hiệu của bệnh phụ khoa và cổ tử cung không khỏe. Bạn nên thăm khám bác sĩ sớm để phỏng các bệnh nguy hiểm.

Nguyên nhân khác dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể là khi bạn mang thai. Với mụn bọc khi mang thai, bạn nên sử dụng các biện pháp tự nhiên thay vì sử dụng mỹ phẩm. Hóa chất trong mỹ phẩm sẽ gây hại cho thai nhi. Nếu tình trạng mụn quá nặng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Stress kéo dài gây mụn bọc

Stress kéo dài không chỉ gây nên mụn bọc mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi căng thẳng, cơ thể sản sinh nhiều Cortisol. Hoạt chất này kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Việc hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn khiến lỗ chân lông bít tắc, tích tụ bụi bẩn tại lỗ chân lông. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây mụn bọc P.Acnes tấn công. Dù có áp dụng cách phòng và điều trị mụn bọc nào mà cơ thể luôn căng thẳng hay lo âu, bạn sẽ không có được hiệu quả mong muốn.

Tại sao stress lại gây ra mụn?

Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Đồ ăn nhanh, cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường sẽ khiến làn da nổi mụn. Không những vậy, việc nạp quá nhiều những đồ ăn này vào cơ thể sẽ làm giảm sức khỏe. Ngoài ra, việc sử dụng chất kích thích như bia, rượu, cà phê cũng gây nổi mụn. Bạn cần hạn chế những đồ ăn, đồ uống trên sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh và làn da sạch mụn. Hãy bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đó là cách giúp bạn có làn da đẹp và cơ thể khỏe mạnh.

Hiểu được các nguyên nhân gây mụn bọc, bạn sẽ phòng và trị mụn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiều bạn dù đã thử nhiều cách phòng và điều trị mụn bọc nhưng vẫn không hiệu quả. Lý do là gì vậy? Chính những thói quen xấu hàng ngày đã phá hoại công sức phòng và trị mụn bọc của bạn. Những thói quen xấu đó là gì?

5 thói quen xấu khiến cách phòng và điều trị mụn bọc không hiệu quả

Thường xuyên thức khuya và stress

Thức khuya và stress là vấn đề ít được các bạn để ý. Đặc biệt, sinh viên thường có thói quen thức khuya và ngủ dậy muộn, thói quen này sẽ phá hủy sức khỏe của bạn. Như đã phân tích ở trên, stress là nguyên nhân gây nên sự thay đổi nội tiết tố, kích thích tuyến nhờn hoạt động. Việc luôn lo âu, căng thẳng và thức khuya sẽ kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố androgen, gây ra cortisol và steroid thúc đẩy tuyến nhờn trên da hoạt động mạnh. Không những vậy, thói quen xấu này cũng khiến da giảm sức đề kháng, dễ bị vi khuẩn gây mụn tấn công hơn. Ngoài ra, ngủ đúng giờ cũng là một trong những cách phòng ngừa mụn cám hiệu quả.

giac ngu la thoi gian co the hoi phuc. viec ngu du giac se giup co the dao thai chat doc, tai tao lan da khoe manh ho tro cho viec tri mun hieu qua

Giấc ngủ là thời gian cơ thể và làn da hồi phục

Không vệ sinh chăn gối và khăn mặt thường xuyên là thủ phạm khiến cách phòng và điều trị mụn bọc của bạn không hiệu quả

Đã bao lâu rồi bạn không giặt chăn gối của mình? Nhiều bạn khi ngủ có thói quen nằm nghiêng. Hãy để ý đến hai bên má của bạn. Nếu khu vực này nổi nhiều mụn thì nguyên nhân lớn là do gối của bạn không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn trên gối bám vào mặt gây ra mụn. Gối bẩn là một ổ vi khuẩn đó. Bạn nên giặt chăn gối thường xuyên khoảng 1 tuần/ lần. Nếu không có thời gian bạn có thể phơi chăn gối 2 lần/ tuần để giảm vi khuẩn tích tụ nhé!

Ngoài ra, khăn mặt bẩn cũng khiến cách ngăn ngừa và điều trị mụn bọc thất bại. Nhà tắm là môi trường ẩm, điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Khăn mặt nếu không được giặt thường xuyên và phơi khô sẽ là nơi vi khuẩn sinh sôi mạnh nhất.

Rửa mặt quá nhiều gây khô da

Nhiều bạn lầm tưởng rằng rửa mặt càng nhiều, da sẽ càng sạch và mụn sẽ không xuất hiện. Đây là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Chỉ khi rửa mặt đúng cách mới ngăn ngừa mụn và trị mụn hiệu quả. Rửa mặt quá nhiều sẽ khiến làn da bị khô. Khi da khô, lỗ chân lông sẽ tiết dầu để cân bằng độ ẩm cho da. Dầu trên da nhiều, nguy cơ mụn tấn công rất cao. Bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối.

rua mat dung cach se giup loai bo ba nhon, bui ban cung te bao chet de lo chan long thong thoang, ngan ngua mun hinh thanh

Nên rửa mặt đúng cách và lựa chọn sản phẩm phù hợp

Khi rửa mặt bạn nên chọn loại sữa rửa mặt trị mụn phù hợp với loại da của mình. Tránh việc chà xát mạnh khi rửa mặt, điều đó khiến da bị tổn thương. Giữ cho làn da sạch sẽ là cách phòng và điều trị mụn bọc hiệu quả.

Thay vì chỉ chăm chú ngừa mụn bằng việc rửa mặt, hãy tham khảo thêm các cách ngăn ngừa mụn trên mặt hiệu quả khác.

Sờ tay lên mặt thường xuyên

Đây có lẽ là thói quen xấu phổ biến nhất ngăn cản bản áp dụng cách phòng và điều trị mụn bọc hiệu quả. Tay của bạn chứa hàng triệu vi khuẩn trong đó có vô vàn vi khuẩn có hại. Việc đưa tay lên mặt đồng nghĩa với việc đưa vi khuẩn lên mặt của bạn. Hãy hạn chế việc đưa tay lên mặt và tuyệt đối không được nặn mụn. Việc dùng tay nặn mụn sẽ khiến nốt mụn bị viêm và lây lan trên mặt. Đặc biệt với mụn bọc, khi nặn nốt mụn chưa chín, chúng sẽ đau và sưng đỏ hơn.

mun sung do gay cam giac dau nhuc va kho chiu. neu co nan mun khi mun chua chin gay tham va seo

Việc bị mụn khiến bạn khó chịu và vô tình sờ tay lên mặt nhiều hơn

Không có thói quen rửa mặt sau khi tập thể dục

Tập thể dục là thói quen rất tốt và không ai phủ nhận điều đó. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ toát mồ hôi, lỗ chân lông hoạt động và giãn nở. Đây là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào da. Hãy vệ sinh sạch sẽ sau khi tập thể dục để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập.

5 thói quen xấu trên đây là nguyên nhân khiến bạn tìm đủ mọi cách phòng và điều trị mụn bọc nhưng hiệu quả lại không cao. Để mụn bọc không quay trở lại, bạn hãy kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và đừng quên vệ sinh da mặt sạch sẽ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng kem trị mụn bọc để mụn không thể quay trở lại. Tham khảo thêm các cách ngăn ngừa mụn quay trở lại cùng Acnes.